Sự nghiệp Võ_Thuần_Nho

Tháng 10 năm 1930, Võ Thuần Nho cùng anh trai Võ Nguyên Giáp bị bắt giam ở Nhà lao Thừa phủ ở Huế, vì tham gia sự kiện Xô Viết Nghệ Tĩnh chống thực dân Pháp.[6]

Ông từng là Chủ tịch Ủy ban hành chính huyện Lệ Thủy, Quảng Bình.[7] Ông trúng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa đầu tiên ở Quảng Bình.

Ông từng là Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam trong hàng chục năm dưới quyền Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên. Hai Thứ trưởng khác là Hồ Trúc và Lê Liêm.[1] Ông từng là Chủ nhiệm (Tổng biên tập) tờ báo Người giáo viên nhân dân (tiền thân của báo Giáo dục và Thời đại).[1]

Năm 1978, Võ Thuần Nho, Thứ trưởng Bộ Giáo dục, đã đề nghị điều chuyển ông Bùi Hiền, lúc đó đang là Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội về Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam phụ trách ngoại ngữ trong Cải cách giáo dục, sau đó làm Phó Viện trưởng Viện Nội dung và Phương pháp dạy học phổ thông thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.[8]

Năm 1980, 1981, ông là Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, ủy viên Ủy ban năm quốc tế những người tàn tật của Việt Nam trong Chính phủ của Thủ tướng Phạm Văn Đồng.[9]

Ông đã qua đời.[10]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Võ_Thuần_Nho http://dantri.com.vn/xa-hoi/chuyen-tim-mo-than-phu... http://ulis.vnu.edu.vn/pgs-ts-bui-hien-tieng-nga-l... http://giaoducthoidai.vn/ket-noi/nho-va-nghi-ve-nh... http://dbqh.na.gov.vn/daibieu/45/0000000232/Vo-Thu... https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/nhung-cai-te... https://web.archive.org/web/20171226032244/http://... https://web.archive.org/web/20180104070942/https:/... https://web.archive.org/web/20180104074029/https:/... https://web.archive.org/web/20180108022852/http://... https://dbqh.quangbinh.gov.vn/3cms/doan-dai-bieu-q...